“Tiếng gọi nơi hoang giã” (The Call of the Wild) là một bộ sách hay, bộ tiểu thuyết kinh điển của Jack London. Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói
Jack London là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild), Gót sắt (Iron Heel), Martin Eden, Tình yêu cuộc sống (Love of Life), Nanh trắng (White Fang) và hơn 50 tác phẩm khác. Các tác phẩm của ông được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và cho tới nay vẫn được độc giả tìm đọc,và đặc biệt là tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) đã gây được tiếng vang lớn,làm nên tên tuổi của ông.
Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói
Đọc bộ sách hay này , chúng ta sẽ cùng Buck đến những miền đất hoang sơ chưa ai biết, hiểu thế nào là lao khổ, tình yêu thương, sự trung thành và khát vọng tự do. Biết thế nào là luật dùi cui và răng nanh, hiểu thế nào là lao khổ của dây cương và đường mòn…
“Tiếng gọi nơi hoang dã” là tiểu thuyết có nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Cuốn sách đã được nhiều lần chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình
Trong kiệt tác “Tiếng gọi nơi hoang dã”, tác giả đã dùng đến lý thuyết “kẻ sống còn là kẻ biết thích nghi nhất, trong các điều kiện khắc nghiệt nhất, và bản năng sống còn là thứ mạnh mẽ nhất trong con người và con vật”. “Tiếng gọi nơi hoang dã” còn là một minh chứng về mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống sống hoang dã trong thiên nhiên. Truyện toát lên một một nhân sinh quan rõ rệt của tác giả: tình yêu đối với loài vật. Ông cho rằng, chỉ có trên cơ sở một tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là dữ tợn.
Đến với tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London mới thể hiện tất cả sức mạnh của ngòi bút và tư tưởng của mình. Ngược với “Nanh trắng”, chú chó Buck đã từ thế giới văn minh tìm ngược về nơi hoang dã, đi theo tiếng gọi tự do chân chính của giống nòi. Tuy nhiên, thẳm sâu trong Buck vẫn vương vấn tình cảm với con người duy nhất mà nó dành tình yêu thương. Buck tồn tại độc lập với tính cách độc đáo, như một nhân vật không thể bị che lấp.
Dù thời gian cầm bút của Jack London ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn 16 năm, nhưng với sức làm việc phi thường, ông đã cho ra đời 19 cuốn tiểu thuyết, 18 cuốn bình luận và truyện ngắn, rất nhiều cuốn sách hay liên quan đến tự thuật và xã hội học. Các tác phẩm của ông được viết bằng tình yêu nhiệt thành với cuộc sống nên những trang viết đầy sức cuốn hút và khiến các tác phẩm của ông được yêu mến trên toàn thế giới.
The post Đến Với Bộ Tiểu Thuyết Kinh Điển:Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã (Jack London) appeared first on Blog Trái Tim.
0 comments:
Post a Comment